Đừng để mất khách hàng với những Form truyền thống không linh hoạt, Hãy sử dụng ngay Subisale để có thêm khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng với bộ công cụ tối ưu hóa chuyển đổi mạnh mẽ từ chúng tôi.
Tiếp cận, kết nối và chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng. Tạo cửa sổ bật lên trang web mà khách truy cập của bạn muốn tương tác. Tăng doanh số bán hàng và chuyển đổi bằng công cụ tạo khách hàng tiềm năng tốt nhất – không yêu cầu kỹ năng viết code, thiết kế.
Đăng ký dùng thử
CTR hay click through rate là tỷ lệ số click chuột vào một đường link hoặc nút kêu gọi hành động (CTA) cụ thể trên tổng số lần người ta thấy đường link / nút CTA đó (còn được gọi là số lượt hiển thị).
Đây là một công thức tính CTR đơn giản:
CTR = (số click-chuyển / số lượt hiển thị) x 100
Ví dụ, nếu 100 người nhìn thấy một mẫu quảng cáo và 5 người click vào nút Xem thêm để coi về sản phẩm, thì quảng cáo đó có CTA là 5%.
CTR có thể được dùng để đo sự thành công của các kết quả tìm kiếm PPC (trả tiền theo click chuột) như Google ads, nút CTA trên trang landing page hoặc đường link trong bài viết và chiến dịch email.
CTR là thang đo quan trọng vì nó giúp bạn hiểu khách hàng – nó cho bạn biết cái gì hiệu quả (và cái gì không) khi cố tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Một CTR thấp có thể cho thấy bạn đang nhắm vài sai đối tượng hoặc bạn không nói bằng ngôn ngữ của họ đủ để thuyết phục họ click vào.
Lấy ví dụ về chiến dịch tìm kiếm trả tiền điều hướng người ta vào website, cửa hàng ecommerce hoặc landing page của bạn đi.
CTR của một mẫu quảng cáo onlien cho bạn biết quảng cáo của bạn hiệu quả thế nào trong việc thu hút chú ý của khách hàng tiềm năng, bạn có thể so sánh nội dung quảng cáo, vị trí quảng cáo và CTA để coi đâu là cái có CTR cao nhất.
CTR khác nhau giữa các ngành. Để xác định một CTR tốt sẽ ra sao với doanh nghiệp của mình, bạn có thể bắt đầu bằng cách nghiên cứu CTR trung bình trong ngành của mình.
Khi bạn có hiểu biết về chuẩn so sánh hiện tại và trung bình ngày, bạn có thể bắt đầu quá trình nâng cáo CTR và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
Có nhiều yếu tố khác nhau cần cân nhắc khi thử nâng cáo CTR qua các kênh digital marketing khác nhau. Cách bạn tăng CTR tùy vào nơi bạn muốn tăng CTR.
Ví dụ, nếu bạn có CTR thấp ở kênh mạng xã hội như Facebook, hãy cân nhắc hashtag nào có thể giúp mở rộng sự tiếp cận của bạn tới đối tượng mục tiêu và khi bạn cố gắng CTR trên 1 quảng cáo PPC, bạn cần cực kỳ chú ý vào tiêu đề và nội dung.
Dưới đây là 4 thủ thuật cần xem xét khi muốn cải thiện CTR:
Sử dụng một hoặc hai từ khóa trọng tâm trong tiêu đề và nội dung của mình. Hãy thu hút cảm xúc và nhu cầu của khách hàng mục tiêu: giải quyết vấn đề cho họ.
Một lời kêu gọi hành động trực tiếp và thu hút. CTA của bạn nên mời gọi và thúc đẩy người ta click.
Sử dụng hình ảnh trực quan là cách tuyệt vời để tăng CTA. Tùy vào kênh marketing, các loại hình ảnh khác nhau có thể hiệu quả hơn cái khác. Hãy chạy thử nghiệm A/B test để xem cái nào hiệu quả nhất với bạn.
Hashtags hoạt động được trên nhiều nền tảng như Facebook, Twitter, Linkedin.
Hãy làm vài nghiên cứu về xu hướng hoặc các hashtag phổ biến trong ngành của bạn, và dùng hashtag liên quan tới phần còn lại của nội dung để tăng cơ hội được thấy bởi khách hàng mục tiêu.
Click qua và chuyển đổi không phải cùng 1 thứ: CTR cho biến phần trăm người click, chứ không phải tổng số những người chuyển đổi (ví dụ, mua hàng hoặc đăng ký bản tin).
Nói cách khác, một quảng cáo online có thể có CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp, làm cho chi phí trên mỗi chuyển đổi của bạn cao lên.
Vậy làm sao để đảm bảo những người click vào quảng cáo của bạn sẽ tiếp tục hành trình khách hàng của họ tới điểm chuyển đổi? Bạn hãy tập trung vào khách hàng lý tưởng của mình.
Khách hàng lý tưởng là những người đạt được nhiều giá trị nhất với những gì doanh nghiệp của bạn đề nghị.
Họ có khả năng quay lại nếu bạn đối xử tốt, hình thành nên xương sống trong tệp khách hàng của mình, để sau đó bạn có thể nhắm vào họ bằng quảng cáo.
Cách bạn tìm ra những người đó là ai và những gì họ muốn từ công ty như bạn là bằng cách làm vài nghiên cứu và xây dựng chân dung khách hàng.
Một chân dung khách hàng là một nhân vật bán giả thiết dựa trên dữ liệu nhân khẩu học và hành vi của những người mua sản phẩm.
Một chân dung khách hàng trả lời những câu hỏi sau:
Những công cụ sau sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này để bạn có thể thay đổi thông điệp của mình theo nhu cầu của họ, giúp vượt qua những trở ngại và đưa tới chuyển đổi thực sự.
Khảo sát trên trang có thể giúp bạn tìm ra ai là khách hàng của mình và vấn đề họ cần bạn giải quyết.
Bạn đang tìm kiếm những chi tiết như “nhân viên quản lý văn phòng người quản lý công việc giấy tờ và hóa đơn cho hơn 100 nhân viên“, cái nói lên rất nhiều về thế giới quan của khách hàng mục tiêu khi đụng tới chuyện lựa chọn và sử dụng sản phẩm của bạn.
Thủ thuật: thử bình chọn với khách hàng khi họ đã chuyển đổi, với sự chú ý đặc biệt vào những ai gần như không chuyển đổi. Nhờ vậy bạn sẽ làm sáng tỏ những trở ngại ngăn cản những khách hàng tương tự khỏi việc chuyển đổi.
Hãy trao đổi với những khách hàng trả tiền (hoặc thông qua gọi điện) và nhìn sâu vào tâm trí họ.
Hãy yêu cầu họ kể cho bạn về lần đầu tiên họ quyết định tìm giải pháp mà sản phẩm dịch vụ của bạn giải quyết – và để họ nói.
Phỏng vấn khách hàng không cho bạn hàng trăm điểm dữ liệu như là bình chọn mang lại, nhưng cho bạn biết nhu cầu và động cơ mà bạn chưa từng biết.
Khi bạn đã hiểu rõ về khách hàng của mình là ai, những gì họ muốn, và điều gì ngăn họ khỏi việc đạt nó, bạn có thể tạo ra quảng cáo thu hút chú ý khách hàng tiềm năng và thuyết phục họ chuyển đổi.
Tổng hợp: Hotjar